Dưới đây là diễn giải về những khái niệm cơ bản của vật lý. Những người chưa có nhiều kiến thức về vật lý nên đọc qua bài này trước khi đọc các bài khác, nhất là những bài có nhiều từ chuyên môn.
Bức xạ: vật chất phóng đi với tốc độ rất lớn (vào cỡ hàng vạn kilômet trong một giây trở lên).
Bức xạ nền vũ trụ: Bức xạ từ lúc vũ trụ còn nóng, hiện nay dịch về phía đỏ nhiều đến mức không còn là ánh sáng nữa mà là dưới dạng viba
Dịch chuyển về phía đỏ: sự dịch chuyển của các vạch quang phổ về phía đỏ của quang phổ, tức là sóng ánh sáng bị dài ra. Hiện tượng này xảy ra khi các nguồn sáng (đặc biệt là các thiên hà) đang đi xa dần người quan sát.
Điểm biên: điểm bắt đầu hoặc điểm kết thúc
Đường đoản trình: đường nối hai điểm trên một mặt phẳng, trong không gian hoặc trong không-thời gian mà một vật bao giờ cũng phải chuyển động theo khi nó không phải chịu lực tác dụng nào.
Ête: một chất mà các nhà vật lý thế kỷ 19 giả định rằng có chứa đầy trong vũ trụ giống như không khí chứa đầy trên mặt đất. Nó không có trọng lượng, trong suốt. không chuyển động và là môi trường truyền sóng điện từ giống như không khí truyền sóng âm.
Gia tốc: tốc độ thay đổi của vận tốc theo thời gian. Quy ước: gia tốc dương khi vật chuyển động nhanh dần, gia tốc âm khi vật chuyển động chậm dần.
Hạt cơ bản: giả thiết về một loại hạt nhỏ nhất, không chia cắt được của vật chất. Chúng cấu tạo nên các hạt ta đã biết cho đến hiện tại.
Hệ quy chiếu: hệ trục toạ độ gắn liền với một số vật thể được chọn làm mốc. Nếu khoảng cách từ một vật đến các trục toạ độ thay đổi, thì ta biết vật đó đang chuyển động.
Hệ quy chiếu quán tính: hệ quy chiếu đứng yên hoặc chuyển động thẳng đếu trong không gian tuyệt đối.
Hệ trái đất: bao gồm trái đất, khí quyển và mặt trăng.
Hiệu ứng cánh bướm: một hiệu ứng về thời tiết mà người ta cho rằng trong những điều kiện lý tưởng liên tiếp, thì một cái vỗ cánh của một con bướm cũng có thể trở thành một cơn bão lớn.
Khối lượng: đại lượng vật lý tượng trưng cho mức quán tính của vật. Nói lên số lượng vật chất tập trung tạo thành vật chất và không thay đổi khi vật ở bất kỳ đâu trong vũ trụ.
Không độ tuyệt đối: nhiệt độ thấp nhất có thể xảy ra trong tự nhiên và bằng -273C. Ở nhiệt độ này mọi thứ đều đóng rắn; phân tử, nguyên tử không còn chuyển động.
Không-thời gian: hệ toạ độ bốn chiều của thuyết tương đối gồm ba chiều không gian và một chiều thời gian.
Lực cơ bản: có bốn lực cơ bản (đương nhiên có) trong tự nhiên: lực hấp dẫn, lực điện từ, lực tương tác mạnh và lực tương tác yếu.
Mẫu vũ trụ: mô hình nêu ra nhằm giúp người ta dễ dàng hình dung được sự cấu tạo và vận động của vũ trụ.
Năng lượng hoá thạch: là những nguồn nhiên liệu như than đá, dầu mỏ, khí ga… Được hình thành do sự vùi lấp các cánh rừng cách đây nhiều triệu năm, dưới áp suất cao và một số loại khí hiếm.
Nghịch lý: điều ngược với quan niệm thông thường nhưng không trái với logic.
Nghịch lý anh em sinh đôi: một ý tưởng cho rằng nếu người em trong một cặt song sinh lên tàu vũ trụ và bay vào trong không gian với vận tốc gần bằng vận tốc ánh sáng thì khi trở về tuổi thọ của hai người sẽ không bằng nhau nữa.
Quang phổ: hình thu được khi phân tán một chùm sáng phức tạp ra thành các chùm sáng đơn sắc.
Quỹ đạo: đường do một vật vạch ra khi nó chuyển động.
Thời gian riêng: thời gian do người quan sát cùng chuyển động với vật đo được. Tức là người quan sát và vật cùng nằm trong một hệ quy chiếu.
Tiên đề: điều được thừa nhận là chân lý và được lấy làm cơ sở cho các hệ thống suy luận logịc.
Toạ độ: các con số dùng để xác định vị trí của một điểm trong hệ toạ độ không gian và thời gian.
Thuyết địa tâm: thuyết cho rằng các hành tinh trong hệ mặt trời quay quanh trái đất. Người đầu tiên đưa ra ý tưởng này là Aristoteles.
Thuyết nhật tâm: thuyết cho rằng các hành tinh trong hệ mặt trời quay quanh mặt trời. Người đầu tiên đưa ra ý tưởng này là Copernicus.
Thuyết thống nhất lớn: thuyết thống nhất các tương tác hấp dẫn, điện từ, tương tác mạnh và yếu.
Thuyết tương đối hẹp: thuyết cho rằng các định luật vật lý xảy ra như nhau với các nhà quan sát chuyển động trong các hệ quy chiếu quán tính với những vận tốc bất kỳ.
Thuyết tương đối rộng: thuyết cho rằng các định luật vật lý xảy ra như nhau với các nhà quan sát chuyển động trong các hệ quy chiếu bất kỳ với những vận tốc bất kỳ. Thuyết này lý giải lực hấp dẫn bằng độ cong của không-thời gian bốn chiều.
Trọng lực: lực tác dụng của trường hấp dẫn lên một vật, lực này tỉ lệ với khối lượng của vật đó.
Vận tốc: sự thay đổi vị trí của vật chuyển động theo thời gian.